Trang chủ  Tin tức  Blog  Chia sẻ cho ae 1 bài viết khá chi tiết: 'Đọc và kiểm tra các thông số kỹ thuật máy lạnh'

Blog

Chia sẻ cho ae 1 bài viết khá chi tiết: 'Đọc và kiểm tra các thông số kỹ thuật máy lạnh'

 3/17/2022 |  Admin   968 lượt xem

Làm nhiều năm trong nghề này, nói thật thì cũng không học qua trường lớp nào cả, may mắn được anh em hướng dẫn và chỉ dạy mới được như hôm nay. Nhưng để đọc và hiểu được thông số kỹ thuật 1 cách chuyên nghiệp thì quả thật là 1 chặn đường.

Sau đây là mức tiêu hao điện năng của máy lạnh :

Máy lạnh (thấp nhất là lọai 0.5HP)

  • + HP (sức ngựa) / Kw/h (trị số điện năng tiêu thụ trong 1giờ) / W công suất riêng của Compressor ( ko tính các thiết bị khác kèm theo)
  • + 0.5HP ~ 0.5Kw/h 375Woát
  • + 1.0HP ~ 1Kwh ~ 750Woát (chuẩn)
  • + 2.0HP ~ 2Kwh ~ 750x2 = 1500Woát 

Chuẩn cho CB (cầu dao), dây điện đi cho máy lạnh thì được phân bố như sau (tính theo chuẩn dây 1 lõi CADIVI)

  • + 1.0HP dây 1.2 xài CB 10Ampe
  • + 1.5HP dây 1.6 xài CB 10-15Ampe
  • + 2.0HP dây 2.0 xài CB 20Ampe
  • + 2.5HP - 3.0HP dây 2.5 xài CB 30Ampe


C. Ổn áp cho máy lạnh :

Cần xem mức Ampe chạy chuẩn của máy rồi tính toán để mua một ổn áp vừa phải, ko thiếu cũng ko dư cho thiết bị

Đối với loại thiết bị Non-Inverter ( gọi chung là thiết bị ko tiết kiệm điện) thì khi bắt đầu hoạt động thì ban đầu sẽ có 1 dòng Start khá cao rồi nhanh chóng tụt về mức Ampe chuẩn của máy được thiết kế tuỳ theo công suất của từng loại. Chi tiết được liệt kê mức Ampe như sau :


Về máy lạnh : 

c1. Về dòng Compressor với cấu tạo kiểu Gale
HP ( sức ngựa / công suất của máy ) / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe )

  • + 1.0HP / 18 - 20Ampe / 3.6 - 4Ampe
  • + 1.5HP / 25 - 31Ampe / 5.5 - 6.5Ampe
  • + 2.0HP / 38 - 42Ampe / 8 - 11Ampe 


c2. Về dòng Compressor với cấu tạo kiểu Piston 
HP ( sức ngựa / công suất của máy ) / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe )

  • + 1.0HP / 30-32Ampe / 4-4.5Ampe
  • + 1.5HP / 36-56Ampe / 5.5 - 6.5Ampe
  • + 2.0HP / 60-62Ampe / 10-11.5Ampe

Khái niệm cơ bản về 2 dòng máy lạnh Inverter và Non-Inverter

A. Inverter : 

Khái niệm Inverter đơn giản là thiết bị có khả năng tiết kiệm điện nhằm tránh những hao phí không đáng khi sử dụng. Toàn bộ thiết bị được kiểm soát bằng board mạch sử dụng công nghệ biến tầng. Nói chính xác hơn là board mạch điều khiển tầng số Hz (50Hz – 60Hz) ở mức dao động từ 30-90% khả năng vận hành của máy.

Sau đây là 1 vài ưu và khuyết được liệt kê như sau :

1. Ưu : 

Nói đến Inverter (công nghệ biến tần) là trước tiên phải nói đến khả năng tiết kiệm điện vốn là sở trường của dòng này. Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 90% điện năng so với loại máy cùng công suất nhưng ko có khả năng tiết kiệm điện (dòng Non-Inverter). Về khoản tiết kiệm điện này nếu so sánh với số tiền thanh toán hằng tháng chỉ bằng 1/3 so với dòng Non-Inverter thông thường. Mức tiết kiệm điện tùy thuộc phải bộ board mạch được thiết kế kèm theo đồng bộ. Hiện nay về máy lạnh dân dụng thì Toshiba có khả năng tiết kiệm điện cực đỉnh đạt huy chương và ..... 95% !!! Một con số cực kì ấn tượng và thầm mơ ước và tất nhiên là giá thành của Toshiba không hề rẻ và dĩ nhiên là công nghệ đỉnh nhất hiện nay vẫn là của Nội Địa Japan . Nhật Bản có đặc điểm là họ luôn luôn được sử dụng công nghệ trước và sau đó công nghệ cũ này lạc hậu thì họ mới bán sang các nước Châu Âu và đến Châu Á. Do đó chất lượng và giá tiền thì mắc nhất vẫn hàng hàng Japan > EU > Asian .

Điều đáng chú ý nhất là khả năng duy trì nhiệt độ phòng cực kì ổn định. Luôn duy trì được mức temp được Set sẵn trên Remote. Điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi xài công nghệ này. Đặc biệt là luôn tạo không khí dễ chịu và máy vận hành ở mức êm, yên ắng nhất ngay cả khi bạn ngủ. 

Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như những tính năng vượt trội về điều hoà không khí thì hiện nay máy lạnh dân dụng có trang bị thêm các tính năng như khử mùi (plasma), tạo ion giúp cho bầu không khí trong phòng bạn trở nên trong sạch và dễ chịu hơn hay gắn thêm bộ phận cung cấp gió ngoài lấy Oxy tươi (tuy nhiên chỉ áp dụng với môi trường sạch đồng quê)

Rất thích hợp cho người dùng nhạy cảm về nhiệt độ và cho những bé sơ sinh (nhiệt độ an toàn cho bé ở mức 28-29*C luôn luôn chính xác)

Cho phép chạy ở mức 120-125% công suất khi phòng chưa đủ lạnh trong vòng 45-1h . Sau hi đủ lạnh thì sẽ giảm ở mức 50-75% công suất tùy theo bộ biến tầng kiểm soát. Chính vì có khả năng OverLoad cao nên máy sẽ dễ hỏng hóc hơn nếu chạy lâu trong tình trạng nhiệt độ phòng không xuống nổi (hoặc vô tình Set Temp trên Remote ở mức quá thấp ~ 16-18*C , do phòng ngủ không bao giờ xuống nổi 22*C nên dù Set dưới mức này cũng vô dụng). Hiểu nôm na ra là bạn đặt yêu cầu lạnh hơn nữa nhưng máy chạy PowerFul hoài không nổi thì bộ Board sẽ mau hư

2. Khuyết : 

  • Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên máy rất khó chịu về điện áp. Điều kiện ban đầu khi lắp đặt máy là bạn phải đáp ứng đúng chuẩn điện áp mà nhà sản xuất đề ra +- 5% . Cho nên khi lắp đặt Inverter bạn phải xác định được điện áp nguồn phải ở mức ổn định (có thể gắn ổn áp nếu cần thiết)
  • Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên sẽ dễ hỏng hóc khi gặp thời tiết quá khắc nghiệt như cái nóng ban trưa như thiêu đốt, những ngày nóng ẩm liên tục. Mặc dù được thiết kế lắp đặt bên ngoài trời nhưng bạn cần phải chú ý vì nó chẳng khác gì bộ PC cao cấp khi bị phơi mưa phơi nắng ngày đêm.
  • Tỉ lệ sửa chữa thành công và linh kiện thay thế thấp do linh kiện mới ko có mà chỉ là linh kiện cũ sàng lọc lại cho nhau. Cụ thể hơn là nhà cung cấp hiện nay hầu hết chỉ bán nguyên máy chứ ko bán linh kiện lẻ.
  • Giá thành mắc gần gấp đôi so với loại máy Non-Inverter cùng công suất.
  • Không có khả năng chạy mức PowerFul quá lâu. Tức phòng phải đúng chuẩn, lạnh nhanh rồi máy giảm công suất lại thì mới bền. Càng chạy PowerFul bao lâu thì máy càng giảm tuổi thọ bấy lâu. => khả năng tiết kiệm điện chỉ thấy được 1 khi phòng đã lạnh. Do đó trước khi mua máy công suất như thế nào phải xác định rõ phòng ốc như thế nào mới mua tương ứng công suất được.
  • Đòi hỏi chế độ bảo trì liên tục, định kì nhiều lần trong năm. Trung bình ít nhất 03 lần/năm 
  • Không cho phép chạy trong phòng có điều kiện quá tải so với công suất máy.

B. Non-Inverter :

- Dân thợ hay gọi là MONO. Máy chỉ có chạy ở 1 chế độ duy nhất là PowerFul, do đó nếu bạn Set Temp là 16* hay 24*C thì độ lạnh cũng như nhau. Không có khả năng tiết kiệm điện. Cách nhận biết rất rõ : ở bộ phận bên trong của UnitOutdoor không có mạch điện tử, chỉ bao gồm 1 cục Capacitor cho Compressor và 1 Capacitor cho FANMotor.

1. Ưu :

  • Chạy cực kì lì lợm (nếu cứ 03tháng vệ sinh/lần thì chỉ biết rửa chứ ko biết hư, rất ít hư )
  • Cho phép chạy quá tải ở thời gian cao hơn so với Inverter (nghĩa là Inverter chết trước nó, nó thì fải vài tháng sau mới ngủm)
  • Linh kiện, hỏng hóc rất dễ nhận biết, sửa chữa bảo trì cũng dễ nốt
  • Giá thành máy khá rẻ, tầm hơn 4tr là có 1 bộ mới toanh 1.0HP
  • Sinh ra để luôn luôn chạy ở mức PowerFul. Đáp ứng được nhu cầu chạy quá tải hay chạy trong phòng kích thước lớn hơn so với máy (nếu phòng quá lớn so với công suất máy thì ko được đâu àh nha)

2. Khuyết :

  • Không có khả năng tiết kiệm điện. Lúc nào máy cũng chạy ở mức PowerFul
  • Do chỉ có duy nhất 1 con Sensor cảm ứng trên UnitIndoor nên Compressor dễ hỏng nếu bạn Set Temp Remote quá gần với nhiệt độ ban đầu của phòng . Vd : nếu temp phòng ban đầu của bạn là 30*C thì tốt nhất nên để ở mức 24-27*C . Nhằm hạn chế máy chạy ở tình trạng cúp tắt liên tục, có thể gây chết Compressor bất cứ lúc nào.
  • Đòi hỏi dây tải nguồn phải lớn do có trị số dòng Ampe rất cao. Trung bình thấp nhất phải dây 1.2mm đủ tải cho 1.0HP 
  • Thông thường theo ý nghĩ của người xài máy lạnh rất bị hạn chế, thường mắc fải 1 số sai lầm như sau :

* Về máy lạnh :

1. Mua hàng mới / cũ xài cả năm trời chả thèm vệ sinh hoặc bảo trì gì ráo : điều này sẽ khiến đuôi nóng (unit outdoor) giải nhiệt kém gây hư hỏng nặng, mà điều này là tối kị của điều hòa. 
- Đối với hộ gia đình thì trung bình 3-4 tháng/ bảo trì 1 lần ( chạy 3-6h/ngày)
- Đối với văn phòng hành chánh thì từ 2-3 tháng / bảo trì 1 lần ( luôn chạy 8-10h/ngày)
- Đối với phòng kinh doanh internet hay bưu điện, show room, văn phòng nơi có nhiều bụi bặm, bụi vải thì 1 tháng/ bảo trì 1 lần
- Thông thường cứ 3tháng vệ sinh/lần. Cách rửa thủ công mà người nhà có thể làm là tháo 2 miếng lưới ở giàn lạnh ra rửa tạm thời (lưới sạch khiến gió rút vào mạnh để đẩy hơi lạnh ra ngoài tốt hơn). Còn về fần đuôi nóng thì nhà ai có vòi nước hoặc máy bơm rửa với lực mạnh thì có thể xịt thẳng vào đuôi nóng dưới góc từ 70-90* , xịt xéo quá thì khiến giàn nóng bị móp gây giải nhiệt kém (lúc đó fải lôi ra khưi cho thẳng àh) 

2. Một khi máy có dấu hiệu lạnh kém hoặc ko lạnh (bật trong 30min) thì nên tắt cầu dao ngay và kêu thợ sữa chữa tới xem xét : nguyên nhân Gas bị xì đâu đó hoặc quạt đuôi nóng bị hư / hư capa gây ko lạnh. Điều này để lâu khiến Compressor chạy với Temp wá cao gây đứt mát dây => khỏi cứu luôn 

3. Máy 02 cục thuộc loại xài Van nên ko thể kín tuyệt đối, chỉ ở mức tương đối nên cho phép xì Gas ở mức giới hạn. Thông thường thì máy tốt tầm 06tháng bơm Gas/lần hoặc 1năm/lần. Còn những máy mới xài 1-2 \tháng mà fải bơm Gas 1 lần thì nên coi lại đường ống hoặc Van nào đó bị rò rỉ (vấn đề này cần chấn chỉnh ngay vì Gas xì khiến máy chạy ở tình trạng OverHeat => gây hỏng mát dây )

4. Do khả năng tải Ampe là rất cao nên đòi hỏi điểm tiếp xúc điện phải tốt, ko được lỏng lẻo. Chắc cú thì phải xài CB riêng cho máy lạnh cũ hoặc phích cắm nhưng là loại lớn. Mức chịu tải Ampe thấp nhất của máy lạnh luôn là ở 4Ampe mặc định, khả năng Start khi máy chạy sẽ ở mức thấp nhất là 20A cho 3-10s .

Đây là điều kiện ban đầu mà nhiều người tiêu dùng ko để ý và cũng là điều khiến máy dễ hỏng hóc nhất do điện áp chập chờn trong khi máy hoạt động.

Kích thước phòng tương ứng với công suất máy 

* Tính tròn với phòng không bị nóng, không bị thoát nhiệt. Khả năng giữ nhiệt trong phòng là tối đa, ít thiết bị phát nhiệt.

  • 30-35 m3 = 1.0HP
  • 45-55 m3 = 1.5HP (trên thực tế chỉ là 1.25HP)
  • 75-90 m3 = 2.0HP (trên thực tế chỉ là 1.75HP)


* Đối với phòng bị ánh nắng ban trưa chiếu trực tiếp thì lượng nhiệt tiêu hao đó là mất gần như 0.5HP. Cho nên cùng với diện tích phòng theo quy chuẩn ban đầu ta cộng thêm 0.5HP

  • 30-35 m3 = 1.0HP + 0.5HP = 1.5HP
  • 45-55 m3 = 1.5HP (trên thực tế chỉ là 1.25HP) + 0.5HP = 2.0HP
  • 75-90 m3 = 2.0HP (trên thực tế chỉ là 1.75HP) + 0.5HP = 2.5HP

Những điều không nên, không cần thiết phải làm khi sử dụng máy lạnh

Khi máy lạnh hoạt động tuyệt đối không nên bật quạt hút gió, trừ trường hợp phòng bị hôi, có mùi lạ. Khi hết mùi thì nên tắt quạt hút gió ngay. Do khả năng làm lạnh của máy chỉ có giới hạn làm lạnh dần không khí ngay tại phòng, cho nên lượng khí nóng trong phòng được lạnh dần khi không khí được giữ kín.

Khi máy hoạt động tránh bật quạt bàn, quạt trần. Vì hơi lạnh luôn nằm ở bên dưới ( theo quy luật lạnh luôn ở dưới, khí nóng ở trên) và hơi lạnh ngày càng được dồn về bên dưới (ngay chỗ ta ngồi) thì bạn sẽ cảm nhận được lạnh ngay. Hơn là quạt thổi làm xáo trộn khí nóng lạnh khiến mình sẽ không có cảm giác lạnh buốt khi không bật quạt.

Khoảng cách an toàn, quy chuẩn ống máy chạy ổn định giữa UnitIndoor và Outdoor 

  1. Độ cao chênh lệch nhau giữa Indoor và Outdoor là +/- 5-7m ~ 2 tầng lầu
  2. Chiều dài ống đồng nối khoảng cách giữa Indoor và Outdoor không bị thất thoát nhiệt hao phí trên đường ống từ 3-5m. Nếu kéo dài 10m thì mức tiêu hao công suất lạnh sẽ bị giảm từ 15-30% tuỳ theo mức cách nhiệt tốt của đường ống.
  3. Ống đồng theo quy chuẩn cho công suất máy tương ứng : (nếu đi sai sẽ xảy ra tình trạng máy chạy không ổn định, cụ thể là kém lạnh)

Ống cho 1.0HP : chuẩn 6 + 10 

Ống cho 1.5HP - 2.0HP : chuẩn 6 + 12 

Vài thông tin chi tiết về các loại Gas được sử dụng phổ thông hiện nay.

Gas 22 ( R22 ) : có trị số nén là 158-160 Psi ở nhiệt độ 30*C

Là loại gas dùng phổ biến trong máy lạnh, máy điều hoà hiện nay. Có tính chất Toxic nhẹ tuy nhiên nếu cháy sẽ gây độc khi hít phải. Gây hại cho tầng Ozon và dần được thay thế bằng loại GasR410a. Tuy nhiên về giá thành cho máy đồng bộ thay thế R22 = R410a này còn quá mắc nên chưa thể đại trà được.

Gas 410a ( R410a ) : là loại Gas không gây độc, ko ảnh hưởng tới tầng Ozon. Hiện nay mình chỉ thấy ứng dụng của R410a trong các loại máy điều hoà Inverter là chủ yếu. Còn các loại phổ thông thường (Non-Inverter) thì chưa thấy xài R410a này. 

Trị số nén của R410a so với R22 là 1.6 => lấy trị số nén của R22 nhân cho 1.6 là ra trí số nén R410a (160 x 1.6 = 256 psi )

Do Gas là thành phần làm lạnh của thiết bị cho nên chất lượng của Gas cũng ảnh hưởng tới độ lạnh. Với loại Gas có chất lượng tốt sẽ làm cho máy chạy lạnh sâu hơn, máy nhẹ tải hơn cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện hơn. 

Tag: Sản phẩm và dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm: máy lạnh cũ giá rẻ, thu máy lạnh cũ, thu máy lạnh cũ quận 1

Điện lạnh Tiến Lên

Địa chỉ 1:
167/3 Huỳnh Văn Nghệ, P.12, Gò Vấp
Địa chỉ 2:
S23/6C Mai Hắc Đế, P15, Quận 8
Điện thoại: 0914617089
Hotline: 0914617089
E-mail: travuphong@gmail.com
Website: dienlanhtienlen.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hãng

Quốc gia

0914617089
Zalo Điện Lạnh Tiến Lên