Điện lạn TIẾN LÊN chuyên sua may lanh sua tu lanh, bán may lanh cu chia sẽ từ 1 bài viết khá hay cho nhưng bà mẹ cùng tham khảo.
Sau đây là cách bảo quản sữa mẹ đúng cách. Đối với nguồn sữa mẹ khi đã vắt ra, đã được tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì ít nhiều cũng sẽ gặp phải vi khuẩn không tốt cho nguồn sữa nên cần thiết phải có được những kiến thức cơ bản đẻ bảo quản sữa đúng cách nhất. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh và cho vào túi dự trữ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt có trong sữa cho trẻ. Bên cạnh đó có những bà mẹ khi vắt sữa ra để nhiều giờ bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa được tiết ra từ cơ thể.
Hãy cùng mecuti tham khảo những mách nhỏ cho việc bảo quản tốt nguồn sữa mẹ sau khi được vắt ra nhé các bạn!
Nếu mẹ có việc phải đi đâu đó một lúc và để sữa lại cho bé ăn trong thời gian vắng mẹ. Nếu sữa “về” nhiều hơn lượng sữa bé có thể bú vào thời điểm đó. Trường hợp này thường xảy ra trong hai tháng đầu sau khi sinh, khi việc tiết sữa còn chưa được ổn định. Chẳng hạn 4 – 5 ngày sau khi sinh, sữa có thể về ồ ạt khiến ngực bạn căng nhức, thậm chí có thể phát sốt. Lúc này dùng máy hút sữa để lấy hết phần sữa thừa ra là tốt nhất.
- Trong trường hợp con bạn bị sinh non và phải ăn bằng ống thông. Nếu bạn muốn sau này nuôi con bằng sữa mẹ thì ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh bạn nên vắt sữa đều đặn 3 – 4 tiếng một lần.
- Trong thời kì khủng hoảng tiết sữa.
- Nếu như bạn muốn có sữa dự trữ.
Đây là cách bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Vấn đề làm thế nào để trữ được sữa mẹ cho trẻ ăn khi bà mẹ phải đi làm sớm sau sinh. Cách tốt nhất là vắt sữa để lại nhà cho trẻ ăn.
Trường hợp bà mẹ đi làm xa nhà không về cho bú theo bữa bú của trẻ mà cơ quan có tủ lạnh thì nên vắt ra (khi sữa căng) để trữ trong tủ lạnh và đem về cho trẻ ăn. Đặc biệt có bà mẹ những tháng đầu sau đẻ rất nhiều sữa mà trẻ không bú hết thì cũng nên vắt sữa để dành khi đi làm có thể lấy ra cho trẻ ăn. Như thế sẽ tận dụng được nguồn sữa mẹ quý giá mà bà mẹ không bị cương tắc sữa.
Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Cụ thể: 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa nhưng vẫn có giá trị về dinh dưỡng). Sau khi đã hâm nóng cho một lần ăn, sữa thừa sẽ phải bỏ đi.
Cách trữ sữa tại nhà và cấp đông đúng, đảm bảo dưỡng chất: Sau khi vắt sữa, bạn chứa sữa vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh (đã luộc vô khuẩn) rồi xếp vào tủ cấp đông. Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày vắt để bé dùng từ cũ tới mới. Khi dùng cần rã đông sữa bằng cách tự nhiên: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau khi đã rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Chú ý: Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa, bạn cần lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo trước khi trẻ ăn.
Nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ có thể được bảo quản trong 2 tuần. Vì vậy, các bà mẹ mới đi làm trở lại sau sinh vẫn có thể cho con bú hoàn toàn trong nửa năm đầu như khuyến cáo của ngành y tế.
Nếu kiên trì vắt sữa và biết cách bảo quản, bé vẫn có đủ sữa để ăn khi mẹ đi làm. Vật đựng tốt nhất là bình sữa chuẩn bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh. Sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng có thể được bảo quản trong một khoảng thời gian tương đối dài:
- Đến 4 giờ ở 27 độ C.
- Đến 10 giờ ở 21 độ C.
- Đến 24 giờ ở 16 độ C, ví dụ trong túi đá lạnh.
Bạn có thể trữ sữa mẹ trong tủ lạnh, sẽ để được 5 ngày ở 4 độ C. Nếu để trong ngăn đá, sữa mẹ có thể bảo quản được 2 tuần. Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa trở lại, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
Đây là cách làm ấm sữa
Lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn. Do đó, không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng.
Nên đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc dưới vòi nước ấm, và làm ấm đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh có thể từ chối uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, nhưng sữa này không có hại.
Có thể cho trẻ dùng lại lượng sữa mẹ còn thừa ở cữ trước hay không?
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể cất vào tủ lạnh lượng sữa mẹ còn thừa mà trẻ chưa uống hết và cho uống tiếp vào cữ sữa kế tiếp. Nếu có vấn đề gì nghi ngờ, tốt nhất bạn nên bỏ lượng sữa thừa này đi. Sau khi làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, bạn có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, nhưng không nên làm đông đá lần thứ hai.
Tại sao sữa mẹ đông lạnh đôi khi có mùi khi rã đông?
Lipase là một loại men tiêu hóa chất béo, vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số bà mẹ có hàm lượng men lipase trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và nếm có vị của xà phòng. Sữa này không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và từ chối bú.
Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa (khoảng 82 độ C) trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi là được. Sau đó, bạn làm lạnh nhanh và lưu trữ.
Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra bằng túi làm lạnh
Sau khi sinh một thời gian thì các mẹ phải quay trở lại làm việc nên muốn tìm cách bảo quản sữa để cho bé được bú sữa mẹ đầy đủ và mẹ cũng không bị tức sữa vì sữa lra nhiều. Một số mẹ đã chọn mua túi làm lạnh để bảo quản sữa nhưng việc sử dụng chưa đúng cách khiến sữa không được đảm bảo an toàn.
Trong túi làm lạnh sữa gồm bình sữa PP và 2 túi đá khô có nano diệt khuẩn Unimom. Túi được làm bằng sợi nylon với chất cách nhiêt bằng bạc lót bên trong. Đá khô giúp cho sữa lâu bị giã đông và làm lạnh sữa sau khi giã đông trong 8h đồng hồ kéo dài thời gian bảo quản sữa mẹ. Trên mặt túi đá khô có tích hợp nano bạc diệt khuẩn giúp cho sữa luôn trong môi trường sạch sẽ an toàn. Đặc biệt đá khô có thể tái sử dụng.
Lỗi khiến sữa không đảm bảo ở đây 1 phần do các mẹ bảo quản sữa quá lâu ( quá 8h trong túi làm lạnh). Quan trọng hơn là bạn phải làm sạch và tiệt trùng bình sữa trước khi cho sữa vào bảo quản đây là nguyên nhân chính khiến sữa không còn được an toàn.
4 lưu ý cũng khá quan trọng khi bảo quản sữa mẹ
Để dự trữ sữa mẹ theo cách hợp lý, bạn có thể tham khảo vài gợi ý dưới đây:
1. Thời gian bảo quản
Sữa mẹ sau khi đã được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28ºC) là 6 giờ; nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; trời nóng là dưới 1 giờ; dưới 20ºC không nên quá 2 giờ.
Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.
2. Số lượng sữa vắt trong một lần
Với bé dưới 6 tháng tuổi, bạn nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày), số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên lạm dụng (khi đi làm về, mẹ có thể cho con bú).
3. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày.
Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.
Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.
4. Sử dụng bình trữ sữa
Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ hai là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.
Nếu muốn sử dụng túi đựng sữa, cha mẹ nên lưu ý:
- Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào hai bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.
- Thứ hai, sữa được đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm thiểu những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.
Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được. Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm (không cần hấp cách thủy). Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rò. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.
Với những mách nhỏ trên đây về cách bảo quản sữa cũng như cũng những kinh nghiệm về thời gian tối đa để được sữa mẹ khi vắt ra, chắc chắn sẽ giúp bổ sung thêm kiến thức và thông tin cần thiết giúp các mẹ có thể an tâm hơn trong việc giữ lại được những chất dinh dưỡng tốt cho con của mình. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ Mecuti để có thêm cho mình những kiến thức chăm nuôi con cũng như cách bảo đảm nguồn sữa an toàn cho trẻ nhé các bạn!
Tag: Sản phẩm và dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm: máy lạnh cũ giá rẻ, thu máy lạnh cũ, thu máy lạnh cũ quận 1
Điện lạnh Tiến Lên
Địa chỉ 1:
167/3 Huỳnh Văn Nghệ, P.12, Gò Vấp
Địa chỉ 2:
S23/6C Mai Hắc Đế, P15, Quận 8
Điện thoại: 0914617089
Hotline: 0914617089
E-mail: travuphong@gmail.com
Website: dienlanhtienlen.com